Theo nguồn Worldometer, tính đến ngày 24/01/2022, tổng số ca mắc Covid trên toàn thế giới đã lên đến 354,904,903 người, trong đó có 5,622,314 ca tử vong. Sức khỏe trở thành vấn đề được đặt lên hàng đầu trong thời gian này. Tăng cường sức đề kháng và cách để bạn tỏa ra tấm khiên chống lại sự xâm nhập của Covid-1.
Trong trường hợp nhiễm bệnh, sức đề kháng tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua những tác động xấu của loại virus nguy hiểm này. Ngoài những biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn, cân bằng dinh dưỡng, luyện tập hợp lý thì nước uống đóng vai trò không nhỏ chút nào trong bảo vệ sức khỏe mùa dịch.
Nhất Bảng
8 câu hỏi thường gặp về Uống nước đúng cách mùa dịch
- Uống nước có giúp ngăn ngừa lây nhiễm Covid không?
- Uống nước thế nào để nâng cao đề kháng mùa dịch?
- Sau tiêm ngừa nên và không nên uống nước gì?
- Khi bị sốt do virus corona, bạn cần làm gì?
- Vì sao F0 nên uống nước đầy đủ?
- Nhu cầu nước uống của F0 là người già, trưởng thành hay trẻ em khác nhau thế nào?
- F0 cải thiện tình trạng mất vị giác bằng cách nào?
- F0 cải thiện tình trạng mất khứu giác bằng cách nào?
Bạn đã có những câu trả lời cho riêng mình đúng không? Bạn có tự tin mình đúng hoàn toàn? Theo dõi Series “Uống nước đúng cách mùa dịch” để đánh giá được kiến thức mình góp nhặt được từ trước đến nay xem thế nào nhé!
Đúng từ 6-8 câu: Chúc mừng, kiến thức của bạn khá hoàn hảo. Những kiến thức thu nạp được sẽ giúp bạn ngăn ngừa cũng như làm giảm những triệu chứng nếu tình huống xấu nhất bạn bị nhiễm covid.
Đúng từ 4-6 câu: Kiến thức bạn nằm mức khá. Bạn cần bổ sung thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người yêu thương quanh bạn.
Đúng dưới 4 câu: Hãy bổ sung kiến thức vì nó là nền tảng giúp bạn vui khỏe trong mùa dịch. Nếu nghĩ uống nước là hành động quá đơn giản, uống nước không có tác dụng gì trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị Covid, bạn đã sai trầm trọng.
Lần lượt giải mã những thắc mắc trên thôi nào!
Uống nước có ngăn ngừa lây nhiễm hay không Covid?
Nước uống không có tác dụng ngừa lây nhiễm virus Corona, đó là khẳng định từ giới chuyên khoa. Tuy nhiên, uống đúng và đủ là cách giúp giúp tăng cường đề kháng. Đề kháng lại được ví là “tấm khiên” chặn đứng sự xâm nhập của virus. Nói đơn giản hơn, uống nước đúng và đủ là cách gián tiếp ngăn ngừa sự lây nhiễm Covid-19 hiệu quả.
Theo những BS. TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ, hơn ⅔ cơ thể là nước. Nên việc bổ sung nước trong mọi thời điểm nhất là trong mùa dịch càng quan trọng. Lượng nước có thể thay đổi theo độ tuổi, giới tính và tính chất hoạt động. Trung bình một ngày, mỗi người cần khoảng 1.5L nước để duy trì mọi hoạt động và chức năng cho cơ thể.
Khi cơ thể chúng ta thiếu hụt khoảng 2% lượng nước, những tình trạng như mệt mỏi, uể oải, mất tập trung sẽ xuất hiện. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nói như vậy để biết rằng, thói quen uống nước khi khát không tốt một chút nào. Khát chính là “đèn báo” cho việc cơ thể đã mất một lượng nước trước đó. Nếu không muốn đề kháng giảm, bạn nên duy trì thời gian biểu uống nước thích hợp.
Uống nước thế nào để nâng cao đề kháng
Uống đủ nước mỗi ngày
Bạn nên uống từ 2-3 lít nước hàng ngày, hoặc bạn có thể sử dụng công cụ tính lượng nước tự động của The Water MAN để giúp bạn biết chính xác lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày.
Nước có vai trò vận chuyển oxy đến các tế bào, giúp cho hoạt động sống trong cơ thể được ổn định, ngăn chặn các độc tố tích tụ, có tác động tiêu cực lên hệ thống miễn dịch. Vì thế, uống nước thường xuyên là cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể tốt nhất.
Uống đủ lượng nước sẽ giúp tạo ra độ ẩm cho mắt và miệng, là nơi mà các yếu tố gây hại dễ dàng xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch của chúng ta.
Uống nước ấm
Uống nước ở nhiệt độ bình thường đã tốt, nhưng nếu bạn có thể uống nước ấm khoảng 50-60 độ C thì sẽ tốt hơn nhiều. Nước ấm có tác dụng giúp cải thiện lưu thông máu, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tốt hơn, giảm căng thẳng và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm, nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thời gian biểu uống nước
– Sáng sớm nên uống một cốc nước lọc ấm, sau ăn sáng có thể uống cà phê, nước chè…
– Giữa buổi uống nước lọc, trong bữa ăn uống nước canh
– Người lao động nặng hoặc người chơi thể thao nên uống nhiều nước hơn
– Nên uống từng ngụm nhỏ để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước.
– Không nên uống nước trước khi đi ngủ.
Nên và không nên uống gì trước và sau tiêm ngừa
Trước khi tiêm
Nước là thành phần chiếm khối lượng lớn bên trong cơ thể. Bổ sung đủ nước hỗ trợ quá trình lưu thông máu tốt hơn, hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước vừa giúp cung cấp năng lượng cho tế bào vừa có khả năng loại bỏ độc tố một cách tự nhiên.
Ngoài việc bổ sung nước từ nguồn thực phẩm thì việc uống nước đều đặn vào các thời điểm trong ngày là điều bạn nên tuân thủ, nhất là trước và sau khi tiêm ngừa. Khoảng 20% nước đến từ thực phẩm mà thôi nên việc bổ sung nước bằng đường uống là điều quan trọng. Hãy chia nhỏ lượng nước và uống chúng đều đặn trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.
Sau khi tiêm
Các chất kích thích như rượu bia người vừa tiêm xong nên tránh ít nhất trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Vì theo các chuyên gia, bia rượu có thể ức chế miễn dịch gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng cũng như tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Bỏ bữa vì viêm, đau, sốt là điều phải tránh. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thực phẩm mềm dễ tiêu hóa và chia nhỏ phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Nghỉ ngơi hợp lý sau tiêm ngừa không có nghĩa là bạn nên nằm li bì suốt ngày trên giường. Hành động này vô tình làm thể trạng cũng như tâm lý của bạn tồi tệ hơn mà thôi. Thay vì điều đó, người vừa tiêm ngừa vaccine Covid-19 có thể vận động nhẹ nhàng, đi lại trong nhà để việc tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, cơ chế làm lành vết thương hoạt động tốt hơn.
Khi bị sốt, bạn cần làm gì?
Mệt mỏi, khó chịu đi kèm những cơn sốt cao bất thường, việc của bạn là tới cơ sở y tế thăm khám vì không ngoại lệ trường hợp bạn bị nhiễm covid 19. Tuy nhiên, dù sốt siêu vi hay sốt corona thì dinh dưỡng, nghỉ ngơi, luyện tập cần nhất, nhất là việc uống nước.
Uống nhiều nước hơn
Khi khỏe mạnh bạn cần uống nước theo nhu cầu cơ thể tùy thuộc vào giới tính, cường độ hoạt động, nhưng khi bị sốt siêu vi, bạn cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù nước, làm mát cơ thể và hạ sốt nhanh chóng.
Nên uống nước Oresol
Khi bị sốt siêu vi, sốt cao sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước trầm trọng do cơ chế tự làm mát của cơ thể, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều mà nếu không bổ sung nước kịp thời sẽ gây nên nhiều triệu chứng nguy hiểm. Các chất điện giải quan trọng cũng sẽ bị mất đi khi bạn bị bệnh, do đó thuốc Oresol thường được chỉ định để giúp người bị sốt siêu vi bù nước, bù điện giải. Một gói thuốc Oresol dùng để pha cho 1 lít nước và chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ.
Uống nước từng ngụm nhỏ
Ngay cả khi khỏe mạnh hay bị sốt siêu vi bạn cũng cần phải uống nước đúng cách, điều quan trọng nhất chính là uống nước từng ngụm nhỏ, uống từ từ. Không nên uống ừng ực, uống quá nhiều nước một lúc để đảm bảo điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, không ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch.
Không uống nước lạnh
Khi cơ thể đang bị sốt, tuyệt đối bạn không nên uống nước lạnh vì có thể làm co mạch máu, tác động xấu đến quá trình lưu thông máu. Đau họng và ho là một trong những triệu chứng của sốt siêu vi và nếu bạn uống nước lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ.
Uống nước dừa hạ sốt
Công dụng của nước dừa tương tự như Oresol sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nếu loại thuốc này khiến bạn khó uống. Trong nước dừa có các chất điện giải, vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Khi bị sốt bạn có thể uống nước dừa nhiều lần trong ngày để hạ sốt nhanh chóng, hương vị của nước dừa cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Uống nhiều nước cam, chanh
Khi bị sốt siêu vi, việc bổ sung các vitamin thông qua đường ăn uống sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Trong cam, chanh rất giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, làm mát cơ thể, giúp hạ sốt, giảm mệt mỏi, đau nhức nhanh chóng. Và bạn cũng cần lưu ý rằng không uống nước cam chanh khi đói dễ tăng lượng axit gây đau dạ dày.
Bệnh sốt siêu vi là bệnh thường gặp và không quá nguy hiểm, hi vọng bạn có thể tự vượt qua những cơn sốt nhờ vào uống nước theo những hướng dẫn trên.
F0 cần làm gì để nâng cao đề kháng
Nếu chắc chắn mình bị nhiễm Covid, hãy vững vàng về tâm lý. Hiện tại, chưa có phương thuốc điều trị dứt điểm. Phác đồ điều trị hiện nay phụ thuộc vào triệu chứng. Hiểu đơn giản, khi người bệnh xuất hiện triệu chứng gì, bác sĩ sẽ đưa thuốc điều trị biểu hiện đấy.
- Chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ chất
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Xây dựng lối sống lành mạnh
- Thực hiện 5K ngay tại nhà
F0 cải thiện tình trạng mất vị giác bằng cách nào?
Thứ nhất, uống đủ nước mỗi ngày. Muốn cơ thể vận hành một cách trơn tru, bộ máy lớn này cần được bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày. Tác dụng của nước tinh khiết được chúng tôi nhắc đi nhắc lại. Riêng trường hợp mất vị giác do Covid, uống đủ nước càng quan trọng hơn. Tốt nhất, người bệnh nên uống nước lọc được làm ấm. Khi uống mọi người có thể cho thêm một vài lát gừng mỏng. Uống liên tục từ 7-10 ngày, vị giác của bạn sẽ có những chuyển biến tích cực.
Thứ hai, chú ý tư thế ngủ. Nhiều người không để ý tư thế ngủ Thực tế, hành động này ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe chúng ta. Người bị mất vị giác do Covid được khuyến khích ngủ trong tư thế nằm úp hoặc nằm nghiêng. Nếu bạn thường xuyên ngủ nằm ngửa nguy cơ nghẹt ngực, khó chịu lồng ngực sẽ cao hơn bình thường.
Thứ ba, người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Những bữa ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu hóa là những gợi ý hoàn hảo. Khi chế biến món ăn, bạn có thể thêm vào chút gia vị bột quế hay bột nghệ để kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Thứ tư, mỗi ngày, F0 nên nhại một ít nho khô. Ngoài chức năng cải thiện hệ tiêu hóa, nho khô còn có công dụng thần thánh trong việc giúp bạn nhanh chóng lấy lại vị giác đã mất đấy. Hãy chia nhỏ thời gian nhai loại quả này từ 4-5 lần mỗi ngày nhé.
Thứ năm, thực đơn dinh dưỡng của bạn nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như đùi gà, củ dền, cần tây, bí, dưa leo…Trái cây cũng tốt, lựu, táo hay cam sẽ giúp cơ thể bạn có thêm nguồn năng lượng tích cực đấy.
Thứ sáu, bên cạnh việc khuyến khích sử dụng nước ấm, chúng tôi khuyên bạn sử dụng những món ăn ấm nóng luôn. Nhất là hạn chế những món ăn quá ngọt, quá cay hay chua. Tốt nhất, hãy thử ăn đồ ăn cân bằng giữa các mùi vị.
Thứ bảy, dù âm tính rồi nhưng bạn vẫn chán ăn vì không thể nhận biết mùi vị đồ ăn. Bữa ăn nào bạn cũng cảm thấy đói nhưng có cảm giác chán ăn, bỏ bữa. Khi này, hãy bổ sung thêm một ly sinh tố hay ly sữa chua để bù đắp phần dinh dưỡng thiếu đó. Những loại đồ uống này hỗ trợ trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Thứ tám, F0 nên ăn nhiều trái cây, rau xanh mỗi ngày. Điều nữa, hãy hạn chế tối đa những đồ chế biến sẵn. Gà rán, khoai tây chiên, xúc xích…thực sự không tốt cho sức khỏe bạn lúc này.
F0 cải thiện tình trạng mất khứu giác bằng cách nào?
Nhiều người đã lành bệnh nhưng di chứng sau đó vẫn theo họ. Chúng khiến cuộc sống của F0 đã khỏi bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhiều người tìm tới chuyên gia, bác sĩ, người lại chủ động tìm kiếm thông tin hỗ trợ trên mạng. Theo như những ý kiến của chuyên gia thì hầu hết những trường hợp bị nhiễm chức năng khứu giác sẽ quay lại bình thường sau đó. Thời gian “bình thường” có sự khác biệt giữa các đối tượng, nó có thể kéo dài lên tới vài tháng.
Luyện tập khứu giác là một trong những cách giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi lại như ban đầu. Hiểu đơn giản, bệnh nhân sẽ có những bài tập ngửi mùi như cách bắt mũi học lại cách nhận biết vậy. Việc lặp đi lặp lại với hành động ngửi mùi như thế giúp ta nhớ lại những lần ngửi trong quá khứ. Và nhất định, việc uống đủ nước và dinh dưỡng là điều bạn không thể bỏ qua rồi.
Nguồn: Bạn có tự tin mình Uống nước đúng cách trong mùa dịch?